10 điều nên tham khảo khi còn trên ghế nhà trường.

Thời kỳ còn đi học là thời điểm tươi đẹp nhất trong cuộc đời, đây cũng là thời gian tốt nhất để bạn suy nghĩ về tương lai, lên một vài kế hoạch khi bạn sắp bước vào giai đoạn mới với những vấn đề như công việc, sự nghiệp… Và hãy luôn nhớ rằng: những kế hoạch này hoàn toàn có thể thay đổi.

1. Dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn thích làm, tưởng tượng về nghề nghiệp “trong mơ” của bạn.

Nếu bây giờ bạn được chọn ngay một nghề nghiệp, đó sẽ là nghề gì và vì sao? Hãy nhớ rằng lúc này bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Dù bạn đã chắc chắn mình muốn làm gì, đừng vì thế mà không tìm hiểu về những ngành nghề liên quan, thậm chí hoàn toàn khác biệt.

2. Thử thách mình tại trường học, nhưng đừng chôn vùi bản thân.

Hãy học tốt nhất trong khả năng bạn có thể, khai thác mọi tiềm năng của mình. Tuy nhiên, học quá sức có thể khiến bạn bị suy nhược hoặc chán học. Đừng lo lắng! Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tìm thấy hứng thú trong việc học hành.

3. Tìm việc làm thêm, tham gia tình nguyện…

Những công việc này rất tốt cho sự phát triển toàn diện cũng như công việc sau này của bạn, khiến bạn năng động hơn, sáng tạo hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn và mở rộng các mối quan hệ để hòa nhập với mọi người, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm… Tuy nhiên, luôn nhớ rằng việc học ở trường vẫn là ưu tiên trên hết.

4. Nói chuyện càng nhiều càng tốt với người lớn về nghề nghiệp và trường đại học.

Hãy chú ý lắng nghe những người lớn xung quanh bạn nói chuyện về nghề nghiệp của họ và những kinh nghiệm trong trường đại học. Thậm chí, nếu có thể, hãy nhờ họ chỉ bảo những điều cơ bản về ngành nghề mà bạn yêu thích.

5. Luôn ghi nhớ rằng mỗi người có con đường riêng của mình.

Đừng quá lo lắng xem những bạn khác trong lớp, trong trường đang làm gì hay bạn chưa có quyết định rõ ràng ngay về nghề nghiệp. Đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.

6. Mọi thứ đều có thể thay đổi, và đừng tự khóa mình vào một nghề nghiệp hay trường đại học nào.

Hãy luôn giữ một đầu óc rộng mở, tự mở cửa cho sự lựa chọn của mình.

7. Đừng để ai điều khiển giấc mơ và tham vọng của bạn.

Chúng ta thường cảm thấy áp lực, thậm chí khổ sở khi phải đi theo con đường của một ai đó trong gia đình. Thứ tệ nhất mà bạn có thể làm là chọn nghề nghiệp cho mình chỉ để làm hài lòng ai đó, không ai có thể sống giúp cuộc sống cho bạn!

8. Chẳng bao giờ quá sớm hay quá muộn để bạn lên kế hoạch.

Dù bạn đang học lớp mấy, cấp nào, đây là lúc lên kế hoạch cho thời gian còn lại trong trường và sau khi tốt nghiệp.

9. Không ngừng học hỏi, đọc sách, mở rộng tầm hiểu biết của bạn.

Có một câu nói cổ điển nhưng luôn đúng: Tri thức là sức mạnh. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội hiểu biết thêm những điều mới mẻ. “Không có cuốn sách nào dở với người hay, và không có cuốn sách nào hay với người dở”. Nên tạo thói quen đọc sách, bạn nhé.

10. Điều quan trọng nhất: Bạn hãy tự trả lời cho được, Học để làm gì?

Theo: (Cẩm nang hướng nghiệp/Tiến sĩ Randall S. Hansen).
Khánh Hòa.(Hieuhoc.com)

Phương pháp học có hiệu quả nhất.

Là cơ hội thu nhận được nhiều kiến thức nhất, mau chóng nắm được các vấn đề một cách trực tiếp nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Phương pháp học có hiệu quả nhất chính là “Nghe giảng bài”. Nhưng như thế nào là biết nghe và cần chuẩn bị những gì khi nghe giảng để có thể nắm được các tri thức hiệu quả nhất?

Chú ý nghe giảng, phương pháp học có hiệu quả nhất.

Bạn có thể nhận biết như thế nào là người chịu khó nghe giảng. Không chỉ là hình thức có mặt đầy đủ trong các buổi học mà nên nhìn vào thực chất vấn đề, đó là:

Hiệu quả của sự ý thức chăm chú lắng nghe.

– Giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này.

– Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.

– Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.

– Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.

– Tự tin và hứng thú khi đi học.

Những điều lưu ý khi nghe giảng bài.

– Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.

-Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.

– Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.

– Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

– Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích… để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.

– Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.

– Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.

– Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. (Lưu ý! Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài).

Nghe giảng bài là phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp chúng ta thu nhận kiến thức mới sâu rộng hơn để hoàn thiện trình độ học vấn. Không những thế, biết lắng nghe không chỉ giúp tiến bộ nhanh chóng trong học tập mà đồng thời còn rèn luyện cho chúng ta biết tu dưỡng bản thân, nó cũng là một thái độ đúng đắn, lịch sự cần có trong giao tiếp xã hội để được mọi người yêu quý. Vì vậy, phương pháp nghe để trở thành người có năng lực biết lắng nghe là phương pháp học có hiệu quả nhất và cũng là cần thiết trước nhất.

Nguồn hieuhoc

Luyện trí nhớ: Phương pháp lập nhóm.

Các bạn đã biết một số phương pháp đơn giản và hiệu quả để luyện trí nhớ như: “Phương pháp liên tưởng”, “Cách ghi nhớ bài học hiệu quả”, “Mẹo học để hiểu và nhớ bài”, “Bí quyết để có trí nhớ tốt”, “Kỹ thuật tư duy”… Kỳ này, (Hiếu Học) tiếp tục giới thiệu đến các bạn một phương pháp luyện trí nhớ khác: Phương pháp ghi nhớ lập nhóm (Phương pháp lập nhóm).

Lập nhóm, thông tin được xếp đặt trật tự bạn sẽ dễ nhớ hơn.(Ành: fotolia.com)

Lúc ghi nhớ, nếu ta có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình để sắp xếp các tài liệu cần nhớ thành từng nhóm, từng nhóm một thì có thể nhớ được nhiều hơn rất dễ dàng. Ta có thể luyện tập ý thức “tìm ra quy luật” trước một vấn đề cần ghi nhớ (tùy theo thói quen của từng người) mà kết hợp với các phương pháp ghi nhớ khác.

Cách “áp đặt trật tự” lên các thông tin để cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng nhóm có ý nghĩa, càng quen thuộc thì càng tốt như sau:

– Thiết kế con số bằng hình ảnh: Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Ngoài ra, trong những con số cần nhớ, bạn hãy kết nối với những con số bạn đã thuộc như ngày sinh hoặc số nhà quen thuộc nào đó. Ví dụ: Một số điện thoại di động bao gồm 10 con số: 0-9-0-3-5-0-7-6-9-5 rất khó nhớ. Lập nhóm các con số thành từng cặp giúp bạn chỉ cần nhớ 5 yếu tố. Đó là: (09-03)-50-76-95. Trong đó, 95 là năm sinh của bạn, 76 là số nhà, 50 là tuổi của bố chẳng hạn….

– Học các bộ môn khác như nhớ các niên đại lịch sử, công thức toán, định luật lý, phương trình hóa… ta cũng có thể vận dụng “phương pháp lập nhóm”: Đem những yếu tố tương đồng, tương tự hoặc tương phản lập thành nhóm, rồi ghi nhớ các nhóm ấy. Như vậy, sẽ nhớ nhanh hơn và lâu hơn so với cách học từng yếu tố riêng rẽ.

– Lập nhóm những điểm giống nhau hoặc có cùng tính chất, lập thành mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng, qua đó mà tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả. Ví dụ: để ghi nhớ ngày tháng của các sự kiện lịch sử, bạn có thể liên kết chúng với những những ngày tháng có liên hệ với đời sống cá nhân, hoặc so sánh tương ứng với những con số quen thuộc như sức nặng và chiều cao của bạn.

– Muốn nhớ từ vựng khi học ngoại ngữ, bạn cũng có thể dùng phương pháp lập nhóm: Ghép một số từ riêng rẽ thành một cụm từ hoặc câu có nghĩa, xếp các từ có cùng gốc, cùng tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ thành nhóm… Nhờ hình thành các mối liên tưởng nên khi học thời gian tốn như nhau nhưng lại nhớ được nhiều hơn, lâu hơn.

– Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần phải nhớ chuỗi sự kiện (tư liệu thông tin cần nhớ khá dài), hãy bắt đầu bằng cách thành lập các nhóm. Các nghiên cứu về trí nhớ cho thấy: Bạn sẽ nhớ tốt hơn nếu bạn lập nhóm các sự vật không quá 7 nhóm. Vì thế, bạn cần “áp đặt trật tự”, sắp xếp thông tin thêm lần thứ hai nếu tài liệu cần nhớ khá dài. Chẳng hạn như theo nhóm thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí lớn nhỏ, xa gần… Cụ thể là bạn “lập nhóm” nhiều tư liệu ấy thành một “cây trí nhớ” có đầy đủ thân, lá, rể, cành. Trong đó, thân là một nhóm, rể là một nhóm, cành lớn, cành nhỏ v.v… (Lập đề cương).

Tóm lại, nếu “phương pháp lập nhóm” được nắm vững, kết hợp với những phương pháp ghi nhớ khác một cách thành thạo thì chắc chắn nó sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều. Không chỉ trong việc học tập ở trường hiện nay mà còn sẽ rất hữu ích cho công việc và cả cuộc sống sau này của các bạn nữa.

Nguồn hieuhoc

Xác định rõ mục tiêu học tập: “Rửa chén, quét nhà” không là kỹ năng sống!

Làm việc gì, nếu xác định rõ mục tiêu đúng đắn thì mới dẫn đến thành công. Riêng với “việc học” ngày càng phức tạp, “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, thậm chí có nhiều thứ hoàn toàn không cần thiết để học, chúng ta lại càng cần phải xác định rõ mục tiêu nào là thiết thực nhất để ưu tiên cho học tập.

Con người không ai là hoàn mỹ và cũng bởi khả năng chỉ có giới hạn nên không thể ôm đồm học tất cả, nhất là phí thời gian để học những “kỹ năng sống” như “rửa chén, quét nhà”! Phụ giúp gia đình là việc tốt, rửa chén, quét nhà là việc nên làm khi cần làm, nhưng đó không phải là kỹ năng sống gì cả, lại càng không cần tốn công “rèn luyện” (vì đến lúc cần, tự khắc sẽ làm được).
Nên có định hướng, xác định rõ mục tiêu thiết thực cần để học, đó là:
Kiến thức: Những gì cần biết và những gì cần phải học cho tốt ở trường (cho dù là không thích).
Thái độ: Cách nhìn nhận cuộc đời và tự đánh giá bản thân.
Thích nghi và sáng tạo là hai phẩm chất quan trọng của con người trong thời đại ngày nay. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, giải quyết các vấn đề khác trong cuộc sống… sẽ giúp bạn thêm tự tin, biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của bản thân… Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu, bởi kỹ năng sống là “thái độ thích nghi” với nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống, đó là biết chấp nhận, biết yêu thương và không sợ hãi; biết tôn trọng mình và tôn trọng người, đó là cái học lâu dài suốt đời. Kỹ năng sống này không thể có được từ lý thuyết suông, lại càng không phải là những “kỹ năng” như xếp dọn mùng mền gối chiếu!.
Kỹ năng nào cũng được “quảng cáo” là hay ho! “Lui cui rửa chén quét nhà” được đề cao là kỹ năng cần thiết để “quan tâm người khác”, “xếp dọn mùng mền” là để “quản lý bản thân”, họ nói thế. Nhưng mặc kệ, bạn không cần quan tâm (để khỏi tốn tiền, phí thời gian) mà nên xác định rõ mục tiêu thiết thực nhất mà bạn cần phải hoàn thành. Một khi mục tiêu đó là học kiến thức ở nhà trường, thì phải dành thật nhiều hoặc tất cả thời gian và tâm trí cho nó trước đã. Nếu nghiêm túc trong học tập thì chắc chắn cơ hội thành công của bạn trong công việc sau này sẽ lớn hơn.

Thế nào là thích nghi với việc học hiện tại? Than thở, trách móc, chán ngán không phải là cách hành xử của “tính thích nghi”. Nào là: kiến thức từ các trường học không có chất lượng, chỉ toàn là kiến thức kiểu nhồi nhét, v.v… Ừ! Các bạn có quyền “a-dua” phê phán để thể hiện “tư duy sâu sắc” của mình, nhưng phê thì phê, phán thì phán, nhiệm vụ ưu tiên số 1 vẫn nên là và phải là học thật tốt chương trình “phải” học đó. Vả lại, chẳng phải bạn đang học là để có bằng cấp càng cao càng tốt đó sao? Và trên thực tế, nhà tuyển dụng không cần những người “cái gì cũng biết”, lại càng không quan tâm đến kỹ năng quét rác, dọn dẹp nhà cửa của bạn, mà cái đánh giá ban đầu của họ chính là điểm số của tấm bằng (xem bạn đã học hành như thế nào).
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian đáng kể cho ngoại ngữ để đào sâu chuyên môn (ít nhất một ngoại ngữ). Không ngoại ngữ, chuyện trở thành “nhân sự cao cấp” chỉ là chuyện xa vời…. Nhất là trong những chuyên ngành về khoa học-kỹ thuật, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới cũng như làm các đề án nghiên cứu hay luận văn chuyên sâu. (Học hành không chỉ đòi hỏi sự say mê, chuyên cần, mà còn tiêu tốn rất nhiều thời gian). Vì thế, bạn cần phải biết chọn những mục tiêu ưu tiên để đầu tư công sức. Đừng đòi hỏi con người hoàn mỹ, đừng a-dua, ôm đồm “chạy” học lung tung thứ. Học kỹ năng sống nhưng không cần phải đóng tiền, không cần tập trung lại để học cách rửa chén, quét nhà. Bạn có thể học kỹ năng sống ngay trong môi trường chung quanh bạn, ngay tại đây và ngay bây giờ: Đó là cách quan hệ đối xử của bạn với mọi người chung quanh và cụ thể, dễ đánh giá nhất chính là thái độ “học” của bạn.
Hẳn nhiên cũng tùy hoàn cảnh của mỗi người, có những bạn phải kiếm sống, phải phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian để học. Nhưng nếu bạn có điều kiện thì hãy dành tất cả cho việc học chuyên ngành của mình, đừng quá ôm đồm. Sự phân công, sự chuyên nghiệp hóa ngày càng rõ rệt trong xã hội. Ví dụ: đâu phải ai cũng có thể tự chữa bệnh, tự bào chế thuốc cho mình, mà phải nhờ các bác sĩ, các dược sĩ (các vị này lại nhờ người khác khi gặp việc khác). Nên nếu bạn không biết xây nhà, không biết sửa xe, không thể móc cống – hút hầm … mà phải nhờ người khác thì cũng là chuyện bình thường. Vì thế, không cần học lung tung để trở thành “người tháo vát” làm gì (để rồi chẳng có cái học nào ra cái học nào)!
Tóm lại, để thực hiện được điều mình muốn, các bạn trẻ cần học cách làm chủ bản thân. Đó là nhân cách, là thái độ sống: Biết thích nghi, không sợ hãi và có lòng tự trọng, đó là cái học cần duy trì liên tục suốt đời. Còn nhiệm vụ trước mắt là phải xác định rõ mục tiêu cụ thể nhất, mục tiêu cần thiết nhất ngay lúc này. Ưu tiên dồn nhiều thời gian và tâm trí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu này trước đã, từng bước như vậy bạn mới có thể đi đến thành công.

Nguồn Hiếu Học

Phương pháp “cấp tốc” để có tính kiên nhẫn

Nếu bạn tự thấy mình là người chưa đủ kiên nhẫn, muốn khắc phục tính nản chí ngã lòng. Thì đây là phương pháp “cấp tốc” có thể giúp bạn khơi gợi ngọn lửa ý chí để có tính kiên nhẫn nhiều hơn.

Có rất nhiều người trong chúng ta đã khởi hành rất hay và thành công, nhưng cũng có người kết thúc rất tệ. Như những câu chuyện mà chúng ta thường thấy: Lúc mới ra trường, có bạn phải bắt đầu với mức lương rất “bình dân”, nhưng vẫn kiên nhẫn học hỏi để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Sau mấy năm, bạn ấy hiện là một trong những trụ cột của công ty, không những được lương thưởng rất cao, công ty còn chia cổ phần để bạn ấy gắn bó lâu dài. Ngược lại, đồng thời tốt nghiệp cùng khóa, một người bạn khác lại luôn tự coi mình là “tài năng”, khi nhận được công việc bình thường thì cho rằng không tương xứng. Được một thời gian thấy chưa có gì thay đổi nên tìm một công ty khác (nhưng lãnh đạo của công ty mới hình như cũng vậy, không biết “nhìn thấy nhân tài”). Và với tâm lý như vậy nên ở đâu cũng chẳng được bao lâu lại nhảy việc. Cứ như thế, mấy năm trời nay cứ chạy hết công ty này sang công ty khác chỉ để làm “nhân viên thử việc”…

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Luyện tính kiên nhẫn tuy mất công nhưng nó rất hữu hiệu để giải tỏa các áp lực trong công việc và cuộc sống. Giúp chúng ta tiếp tục đi tới, bất chấp những chướng ngại cho đến khi đạt mục tiêu.

Kiên nhẫn là một tính cách thuộc về tâm trạng và nó hoàn toàn có thể rèn luyện để trở thành một thói quen tốt cho mỗi người. Vì thế, nếu bạn tự thấy mình là người chưa đủ kiên nhẫn, muốn chinh phục được tính hay nản chí ngã lòng. Thì sau đây là phương pháp “cấp tốc” giúp bạn khơi gợi ngọn lửa ý chí để kiên nhẫn nhiều hơn:

Luôn chú tâm để nhận biết: “hiện mình đang kiên nhẫn hay thờ ơ”.

Thường thì chúng ta chỉ biết mình đã thiếu kiên nhẫn sau khi nhìn lại sự việc đã qua, thấy hậu quả không hay do sự thiếu kiên nhẫn của mình. Hứa hẹn lần sau sẽ quyết tâm hơn, kiên nhẫn hơn và rồi tiếp tục … lại là thiếu kiên nhẫn. Vì thế, phương pháp “cấp tốc” để có tính kiên nhẫn một cách chắn chắn và đơn giản nhất, đó là: Luôn chú tâm để nhận biết: “hiện mình đang kiên nhẫn hay thờ ơ” trước mỗi vấn đề.

Nhờ vậy, bạn sẽ nhận biết được những “rào chắn” đang cản trở trên con đường đi đến thành công của bạn. Nó sẽ giúp bạn phát hiện ra những nguyên nhân và những dấu hiệu yếu lòng – thiếu kiên nhẫn nơi bạn. Bạn sẽ nhận biết về mình nhiều hơn và biết bạn có thể làm được gì!

Chính nhờ sự chú tâm quan sát tâm trí của mình nên bạn có thể dễ dàng nhận biết tâm trạng của mình hiện có, nó có thể đang là:

– Nỗ lực tùy hứng nhưng bất cập, đang thay đổi ý định mà không xác định mình đang muốn gì hoặc chỉ đang ước muốn nhưng không quyết tâm thực hiện.

– Đang cảm thấy hạnh phúc nhưng lại cảm thấy chán nản, thất vọng và tức giận đột ngột ngay sau đó mà chẳng hề có bất kỳ lý do chính đáng.

– Không dứt khoát, bỏ lỡ cơ hội với những bào chữa loanh quanh.

– Thờ ơ và sẵn sàng chịu khuất phục, bỏ cuộc ngay khi vừa mới gặp khó khăn dù trở ngại đó là lớn hay nhỏ.

– Đổ thừa cho người khác, cho hoàn cảnh với những lý do tại vì, bởi vì…

– “Ăn xổi ở thì”, chờ đợi không mục đích, chỉ muốn những việc dễ dàng và mau có kết quả.

– Đòi hỏi sự hoàn hảo của sự việc và các mối quan hệ v.v…

Đó thường là những nguyên nhân cho sự thiếu kiên nhẫn và cũng là nguyên nhân cho hầu hết các thất bại. Ngoài ra, luôn chú tâm để nhận biết mình trước mỗi vấn đề sẽ giúp bạn nhận biết được tâm lý “sợ bị chỉ trích”. Đó là e sợ những gì người khác sẽ làm hoặc nói đối với bạn. Do bởi bạn thường hay quan ngại người khác nghĩ gì về mình nên có thể bạn sẽ không muốn tiếp tục công việc theo kế hoạch, sợ bị dèm pha nên bạn sẽ dễ dàng buông bỏ quyết tâm. Lòng sợ hãi bị chỉ trích thường mạnh hơn ước vọng thành công. Bạn sẽ không đủ kiên nhẫn làm tốt một công việc gì dù công việc đó phù hợp với mình, chỉ bởi sợ mọi người đánh giá đó là công việc tầm thường, thấp kém. Và ngược lại, bạn cũng không thể dễ dàng đi hết con đường dấn thân với khát vọng cao cả nếu e sợ bị chỉ trích, chế giễu: “Đừng trèo cao, thiên hạ sẽ cho rằng mình …khùng”. Nhận biết được những điều thường vướng phải như thế sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại, giúp bạn thêm kiên nhẫn, kiên trì trong cuộc sống.

Tính kiên nhẫn không đòi hỏi phải thông minh, không đòi hỏi phải có học thức sâu rộng mà chỉ cần cố gắng chú tâm, nỗ lực tập trung với mục tiêu đã định. Chẳng có gì tốt đẹp lại đạt được ngay lập tức. Nếu bạn muốn sự việc diễn ra trong chớp mắt, bạn sẽ không bao giờ có được sự kiên nhẫn. Vì thế hãy hiểu rằng, mọi thứ đều cần có ít nhiều thời gian. Nhận biết được điều này sẽ giúp bạn củng cố thêm lòng kiên nhẫn của mình.

Những ai đã tạo được tính kiên nhẫn thì dù cho có phải bao lần nếm mùi thất bại nhưng kết cuộc họ vẫn trỗi dậy đứng lên thực hiện thành công ước vọng. Thiếu lòng kiên nhẫn, kế hoạch của bạn bạn sẽ thất bại ngay từ “trứng nước”. Quyết tâm với lòng kiên nhẫn, chắc chắn bạn sẽ thành công. Sự thật đơn giản là vậy, nhưng bạn sẽ không thể biết “mình phải làm gì, sẽ nên làm gì ” nếu bạn chưa chú tâm đủ để tự nhận biết mình.

Nguồn Hieuhoc

Rèn luyện kỹ năng tự học – Kế hoạch học tập

Rèn luyện kỹ năng tự học – Kế hoạch học tậpNhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức.
Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.

1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

2/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.

3/ Học ở đâu:

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.

4/ Khi nào nên học tập:

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.

5/ Học cho giờ lý thuyết:

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ):

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu.

7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.

Cách ghi chép bài hiệu quả trên lớp học

Ghi chép đúng cách là một trong các yếu tố giúp cho việc học và nghiên cứu ở trường được hiệu quả.

Hy vọng các gợi ? ý dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả việc ghi chép bài của mình.

Hãy lắng nghe một cách chủ động — Nếu có thể hãy suy nghĩ trước khi bạn viết — nhưng đừng để bị rớt lại chậm hơn so với bài học.

Hãy thật cởi mở với những điểm mà bạn chưa tán thành. Đừng để việc tranh luận ảnh hưởng đến việc ghi chép của bạn

Phát triển và sử dụng một phương pháp ghi chép chuẩn gồm có các dấu câu, viết tắt, lề v.v…

Hãy ghi chép và lưu giữ những ghi chép vào một quyển sổ lớn. Lợi ích duy nhất của một cuốn sổ nhỏ là dễ mang theo nhưng đó không phải là mục đích của bạn. Một quyển sổ lớn cho phép bạn có đủ chỗ trống để lùi hàng hợp lí và có thể viết bài dưới dạng dàn ?ý.

Biết bỏ cách!

Bỏ cách vài dòng khi bạn chuyển từ ý này sang ý khác để bạn có thể chèn thêm vào những điểm mà bạn thấy cần thiết. Mục đích của bạn là có được những ghi chép hữu ích chứ không phải là tiết kiệm giấy.

Đừng ghi chép lại tất cả mọi thứ giáo viên nói. Trước hết điều đó là không thể và không cần thiết. Thứ hai là không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau. Hãy cố gắng lắng nghe và chỉ ghi lại những điểm chính. Nếu bạn chỉ chăm chú vào việc viết thật nhanh, thì bạn không thể nghe giảng một cách sáng suốt, tỉnh táo. Tuy nhiên, đôi khi có những lúc mà viết quan trọng hơn nghĩ.

Lắng nghe các dấu hiệu của các điểm quan trọng, cách chuyển từ điểm này sang điểm khác, nhắc đi nhắc lại một điểm để nhấn mạnh, các thay đổi trong âm sắc giọng nói, liệt kê một loạt các luận điểm v.v…

Nhiều giáo viên cố gắng trình bày một vài điểm chính và một vài điểm phụ trong bài giảng. Phần còn lại là giảng giải tài liệu và phân tích. Hãy cố gắng nhận ra những điểm cốt yếu và không để bị rối trong một ma trận các điểm nhỏ nhặt không liên quan gì đến nhau. Nếu tập trung lắng nghe bạn sẽ nhận ra mối quan hệ giữa các ?ý. Hãy chú ? ý những điểm mà giáo viên cho là quan trọng.

Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy “đi thẳng vào đầu” bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó

10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 — 10 phút cuối.

15. Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

16.Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

Có thể đánh máy

19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó

Theo GE. (Nguồn: hocmai.vn )

7 kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất

Ôn thi là thời gian vất vả nhất với học sinh, bởi chỉ trong một giai đoạn ngắn, các học sinh phải tiếp thu, sắp xếp một khối lượng kiến thức lớn ở nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút?

Ôn thi cần đúng phương pháp thì mới đạt được hiệu quả cao. (Học sinh lớp 12 tỉnh Ninh Thuận được các thầy cô tư vấn tại lớp trong chương trình Tư vấn mùa thi 2011 – Ảnh: Đ.N.T/TNO)

Tôi xin nêu lên 7 kinh nghiệm ôn thi:

– Tự ôn thi, bởi đây là cách rèn luyện tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho bản thân. Thực tế đã chứng minh, hầu hết những học sinh đỗ đại học, thậm chí đỗ thủ khoa trong các kỳ thi đều dành phần lớn thời gian tự học, tự ôn thi. Tuy nhiên, không phải cứ ngồi vào bàn học càng lâu càng tốt, mà quan trọng là phải tập trung, phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí.

– Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xem như một yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.

– Ôn đến đâu, chắc đến đó. Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”. Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sĩ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

– Ôn theo nhóm. Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.

– Luyện các đề thi năm trước. Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy khi luyện đề thi học sinh không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi sao cho nhanh và chính xác nhất. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỳ thi.

– Nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.

– Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.

Tóm lại, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 đang đến cận kề. Để ôn tập thật tốt, đạt hiệu quả cao nhất các bạn học sinh lớp 12 nên vận dụng những kinh nghiệm trên để có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh sắp tới.

Chúc các bạn đạt kết quả tốt

Ngô Mã Thiên (Trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên)

Bí quyết tối ưu hóa tiềm năng của bạn

Bạn có đang làm tất cả để vận dụng hết những khả năng của mình. Bạn có thể thẳng thắn không chút do dự cho rằng mình yêu thích công việc hiện nay và thật không ngờ mình được tưởng thưởng đến thế.
Nếu bạn cũng là người như đa số mọi người, chắc chắn bạn mong muốn sự thành công, tạo lập một cuộc sống tuyệt vời và gặt hái những phần thưởng trong cuộc đời. Tóm lại, bạn mong ước một cuộc sống phồn vinh. Và vì thế, bạn phải sống và cống hiến hết mình để hiện thực hoá ước mơ đó.
Đó cũng là lý do vì sao, với rất nhiều người, kể cả những nhà quản trị quyền lực, câu trả lời của họ cho một và thậm chí là cả hai câu hói trên là “không”. Điều này có liên quan gì với việc bạn không mang hết khả năng sẵn có của mình vào công việc hay tệ hơn là bạn đang làm công việc mà mình không hề yêu thích?
Tìm ra lĩnh vực sở trường của bạn
Hãy nghĩ về điều này: Có phải mọi kế toán đều có lòng say mê vô hạn với các con số? Có lẽ là không. Một số người thực ra chỉ là nạn nhân của những bậc cha mẹ không ưa con mình theo nghiệp nghệ thuật, hoặc của những sức ép khách quan tuân theo một thể thức định sẵn, bảo **m hơn, đáng tin hơn.
Bạn chỉ cần nhớ ráng lý do để Tiger Woods thành công như vậy là bởi ông đã dành cả đời mình biến đam mê tuổi nhỏ thành một sự nghiệp chuyên môn phát đạt.

Quan niệm rõ ràng về thành công
Dù là vì lý do gì, khá nhiều người thoả mãn được những ước mong thầm kín và thiên hướng ẩn giàu trong họ trong những sự nghiệp được xã hội chấp nhận cao, tin tưởng rằng một năng lực ưu tú và vòng quay tiền mặt ổn định là đủ cho một người mãn nguyện.
Tất nhiên, bạn cũng có thể nghe rất nhiều lời chứng thực từ lớp người này cho ráng họ hạnh phúc. Bởi rốt cuộc họ có rất nhiều tiền và một cuộc sống tiện nghi chưng diện đầy thú vị.
Nhưng những con người đó có thực sự hài lòng. Họ dã là tất cả những gì mình có thể chưa, hay họ chỉ tin vào một niềm tin vô hạn là thành công được đánh giá hởi độ dày của chiếc ví? Tưởng tượng xem bạn sẽ tiến bao xa khi theo đuổi một điều gì bạn thực sự có khả năng? Nắm bắt được đúng những tài năng của mình và hiện thực hoá những tiềm nang đó, bạn sẽ bay lên những tầm cao mới.

Bạn thực sự giỏi lĩnh vực nào?
Tên Turner, nhân vật quyền lực của giới truyền thông. CEO của Turner Broadcastlng System, có thể được xem là tấm gương mẫu mực cho việc làm thế nào để tận dụng hết khả năng của bạn.
Ông nhận thấy cơ hội của mình và lấy đó đế hiện thực hoá ước mơ mang cá thế giới lại với nhau qua con đường viễn thông. Với bản năng sắc bén và lương tri kinh doanh, ông đã làm tất cả những gì cần thiết để đi tới thành công.
Nhưng quyết định theo nghiệp media của ông không phải chuyện chơi. Ông đã rõ điểm mạnh của mình là gì, biết mình đam mê cái gì và khôn ngoan xây dựng cho mình một sự nghiệp trên những điều đó, để trở thành một tỷ phú trong quá trình này. Và đó cũng là thông điệp trong bài viết này: Bạn cần khám phá lại xem những đam mê và năng lực thiên bẩm của bạn là gì và đưa chúng lên những cấp độ thành công cao hơn.
5 bước đơn giản dưới đây nhằm biến những mơ ước của bạn thành hiên thực.

Bí quyết tối ưu hóa tiềm năng của bạn

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
Một cách tuyệt vời để bắt đầu việc này là xác định xem đâu là những kỹ năng trời phú cho bạn, và đâu là những năng lực bạn có học mãi cũng không xong. Làm một danh sách những điểm mạnh và điểm yếu bạn sẽ rất có ích, bởi bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận mình hơn khi đã viết được chúng ra.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi thẳng thắn: Cái ý nghĩ rằng mình sẽ đi làm vào buổi sáng làm bạn phải khom mình? Bạn có đang là tất cả những gì mình có thể? Bạn có đang làm cái mà bạn cho là vì những lý do đúng? Còn điều gì khác bạn rất mong đạt được trong cuộc đời mình?
Nếu bạn luôn luôn quan tâm đến thị trường nhà đất mà chưa bao giờ theo đuổi nó thì ban còn chờ đợi gì nữa? Chọn được con đường sự nghiệp đúng là đi theo lĩnh vực mà bạn giỏi giang chứ không phải những gì bạn nghĩ mình nên làm.
Bạn cũng có thể rút kinh nghiệm từ quá khứ và thử lấy ý kiến từ những người xung quanh xem sao, bởi những người biết ro bạn có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn thấu đáo và năng lực thực sự của bạn.
Trên tất cả, hạn không được do dự. Hãy thẳng thắn và thậm chí tàn nhẫn chừng nào bạn cần là chính mình. Bởi, cuối cùng thì đây là tương lai của bạn kia mà.

2. Khởi xướng
Khi đã hình dung được những gì cần làm cũng là lúc cho bạn thực hiện bước đầu tiên quan trọng. Hãy viết ra kế hoạch hành động của mình, đặc biệt lưu ý bạn định đạt đến mục tiêu hạnh phúc tiềm nang đó như thế nào. Hãy cho mình một khung thời gian nghiêm ngặt nhưng hợp lý, và nghiêm chỉnh tuân theo.
Đừng sợ lại phải bắt đầu một sự nghiệp mới, một nơi chốn mới hay bị cắt lương. Như lời một ca sĩ thông thái: “Cuộc đời là một hành trình, không phải một đích đến “.
Hãy làm tốt kế hoạch của mình và liên hệ với những ai có thể giúp bạn.

3. Thực thi kế hoạch
Đúng là với một người vững vàng về kinh tế, việc bỏ dở giữa chừng một công việc sẽ không là vấn đề gì lắm. Nhưng bắt đầu lại tất cả dường như quá mạo hiểm với nhiều người, đặc biệt là những ai phía sau còn cả một gia đình cần cung cấp Sự khởi đầu lại vì vậy không phải là một con đường êm ái, ít nhiều sẽ có những chướng ngại, thất vọng kéo theo. Nhưng từ bỏ việc đó nghĩa là bạn sẽ tước đi của mình cơ hội có được thành công cùng sự mãn nguyện cao hơn. Vì thế, hãy cố gắng tập trung và tiếp tục con đường cửa bạn, nếu không tận lâm cho bất cứ việc gì, kể như bạn làm điều đó chỉ mất công. Dù con đường đó có gian nan đến đâu, bạn hãy nhớ phía cuối đường hầm là ánh sáng.

4. Tận dụng những nguồn lực sẵn có
Hãy gặp gỡ những người thành công trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi hỏi xin họ lời khuyên. Ghi chú lại những lần liên hệ này, chúng có thể rất có ích với ban, và nhớ là luôn có bên mình những con người có nhiều ảnh hưởng. Ví dụ, nếu bạn đang nhằm vào ngành luật, thì cô kế toán viên của bạn có thể biết một luật sư giỏi có thể giúp bạn.
Và tất nhiên, không ai khuyên bạn làm tất cả những chuyện này một mình Trong một thế giới cạnh tranh như hiện nay, bạn tận dụng được càng nhiều sự giúp đỡ càng tốt và hãy dẹp lòng kiêu hãnh của mình lại. Bởi lòng kiêu hãnh chính là chỗ nương thân cho sự bấp bênh.

5. Luôn có một hệ thống hỗ trợ bên mình
Hãy tạo cho mình một mạng lưới những người có thể hướng dẫn, dạy bảo và hỗ trợ bạn những khi cần thiết cả về luân lý lẫn tài chính. Đó có thể là vị sếp cũ người thầy thông thái hay ông bố già tốt bụng.
Bạn cũng có thể có bên mình một người bạn cùng hội cùng thuyền, và việc biết rằng mình không cô độc sẽ đỡ đi phần nào gánh nạng trên vai bạn cho một đối thay hoàn toàn như thế này.
Và lòng tự tin cũng là một yếu lố không thể thiếu. Cho dù bạn có là CEO của một tập đoàn khổng lồ, những động cơ cho con đường sự nghiệp bạn chọn cũng có thế thấy qua lối cư xử của bạn. Nếu thực sự hài lòng với công việc của mình sẽ khiến bạn trở nên một con người tích cực hơn nhiều, và khiến những người xung quanh chắc chắn sẽ lấy đó làm học tập.
Để thực sự thành công, bạn phải tận dụng được những khả năng của bản thân để tìm cho mình một địa vị tốt trong xã hội. Những gì thuộc về bạn là điều quan trọng duy nhất để xem xét khả năng thành đạt của bạn Cuối cùng: Nếu bạn muốn có được những phần thưởng lớn, bạn phải dám đón nhận những rủi ro cao. Sau đó, bạn có thể có tất cá, hay ít ra cũng là một điều gần như thế.

Rèn luyện kỹ năng tự học – Kế hoạch học tập

Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức.
Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.

1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

2/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.

3/ Học ở đâu:

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.

4/ Khi nào nên học tập:

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.

5/ Học cho giờ lý thuyết:

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ):

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu.

7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.