Một số suy nghĩ về cách ghi chép nhật ký làm việc của kiểm toán viên

Một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ kiểm toán đó là nhật ký làm việc của kiểm toán viên (gọi tắt là KTV). Nhật ký KTV được hiểu là tài liệu ghi chép công việc hàng ngày của kiểm toán viên phản ánh những nội dung và kết quả kiểm toán theo các nhiệm vụ kiểm toán đã được phân công.

 

Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam qua lăng kính của các nhà kiểm toán

Tham nhũng giống như một dịch bệnh, nó có sức tán phá ghê gớm đối với bất kỳ nền kinh tế – xã hội nào. Việt Nam không phải là nước duy nhất có tham nhũng, tham nhũng có mặt ở khắp nơi, khắp các nước trên thế giới.

 

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán chi ngân sách địa phương và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán

Nội dung của bài viết ” Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán chi ngân sách địa phương và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán ” gồm 4 phần:

Thứ nhất, đối với nội dung kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).

Thứ hai, đối với nội dung kiểm toán chi thường xuyên.

Thứ ba, năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm toán viên.

Thứ tư, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN.

Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và quan điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam

Một số ý kiến về quan điểm, nguyên tắc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. – Công tác lập, phân bổ và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản. – Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư. – Quyết toán vốn đầu tư.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 03 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ là một trong những bộ phận quan trọng nhất.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải và thương mại thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng đúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảơ quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá … được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất, dịch vụ vận tải và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.

Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi đầu tư nhanh để tái sản xuất kinh doanh, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.

Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp nước ta mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa pháp huy được hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và ngiên cứu tại trường đại học và thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng, em thấy vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng là nơi mà TSCĐ sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s- Trần Tất Thành cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng, em đã chọn Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng”.

Kết cấu Đề tài gồm những phần chính sau:

CHƯƠNG 1 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

Download và Xem Tài Liệu đầy đủ :

mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_tai_san _co_dinh

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật

PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Sự cần thiết của đề tài:

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước. Mọi sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra hay mua về được tiêu thụ trên thị trường với giá cả xác định chủ yếu dựa vào quy luật giá trị, quy luật cung cầu và nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Nếu doanh nghiệp luôn bán hàng hoá với giá cả thấp, giá trị doanh thu không đủ bù đắp chi phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ và nguy cơ dễ dẫn tới phá sản. Ngược lại nếu bán với giá cao thì không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại. Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi và có các giải pháp đúng đắn để có thể tồn tại, phát triển và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt này.

Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại & phát triển của mọi doanh nghiệp kinh doanh là sinh lợi. Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, quản lý sản xuất. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, trao đổi và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ, kích thích sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Vấn đề tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đã sản xuất ra có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ để có được doanh thu bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong kỳ và đảm bảo có lãi.

Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng có vị thế trên thị trường đảm bảo sự phát triển lâu dài & bền vững của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để tổ chức tốt công tác bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh luôn là vấn đề thường trực của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Với nhận thức trên, bằng những kiến thức lý luận đã được trang bị trong nhà trường và những kiến thức thu thập từ thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật đồng thời đi sâu vào tìm hiểu quá trình tổ chức kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật” làm chuyên đề cuối khoá.

Download và Xem Tài Liệu đầy đủ :

to_chuc_cong_tac_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_ qua_kinh_doanh

Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU

Thập kỉ 90 đi qua đã chứng kiến bao đổi thay của nền kinh tế ViệtNam. Từ nền kinh tế tập trung bao cấp, các nhà lãnh đạo đã mạnh dạn trong việc chuyển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo chiều hướng “mở cửa và hội nhập” đã thực sự thổi một luồng sinh khí mới cho nền kinh tế ViệtNam.

Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, hoạt động kiểm tốn ViệtNamra đời và đang có những bước tiến đáng kể cũng như không ngừng nỗ lực để theo kịp với hoạt động kiểm tốn quốc tế. Với việc ra đời của chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam (VSA) và sự khuyến khích của chính phủ đối với hoạt động kiểm tốn, hoạt động kiểm tốn ViệtNamđã có những thuận lợi đáng kể.

Là đại diện của Ernst & Young tồn cầu – một trong bốn công ty kiểm tốn hàng đầu thế giới, công ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam đã trải qua chặng đường 16 năm phát triển. Với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, đội ngũ nhân lực trình độ cao, trẻ và nhiệt tình, kĩ thuật kiểm tốn hiện đại, công ty Ernst & Young Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong thị trường kiểm tốn cạnh tranh khốc liệt.

Trong các kĩ thuật kiểm tốn, kĩ thuật phân tích có thể được xem là một kĩ thuật kiểm tốn có nhiều ưu điểm và hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm tốn. Vì thế, vấn đề nghiên cứu và vận dụng phù hợp thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu quả là hết sức cần thiết để nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường kiểm tốn Việt Nam và xa hơn là đưa ngành kiểm tốn Việt Nam theo kịp trình độ hoạt động kiểm tốn của khu vực và thế giới.

Qua thời gian thực tập tại công ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam, tìm hiểu quy trình và kĩ thuật kiểm tốn tại công ty, nhận thấy tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện các hợp đồng kiểm tốn, đặc biệt là mật độ sử dụng thủ tục này với kiểm tốn khoản mục doanh thu, em đã quyết định chọn đề tài:

“Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện”.

Nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm tốn tài chính

Chương 2: Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam thực hiện.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam thực hiện

Download và Xem Tài Liệu đầy đủ :

van_dung_thu_tuc_phan_tich_voi_kiem_toan_khoan_muc _doanh_thu

Hạch toán chi phí và tính giá thành theo hoạt động – thực trạng và giải pháp vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Kế toán là một bộ phận cấu thành trong hệ thống công cụ quản lí kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lí điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính, tổ chức thông tin hữu ích trong các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán không chỉ có vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính nhà nước mà còn với tài chính doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Một trong những bộ phận quan trọng của kế toán là kế toán chi phí – giá thành. Nó được tách ra từ kế toán quản trị và kế toán tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin chi phí trong hoạt động sản xuấtt kinh doanh, bao gồm cung cấp thông tin nhanh cho kế toán quản trị phục vụ cho các quyết định quản trị trong nội bộ doanh nghiệp và cung cấp thông tin chi phí sản xuất cho việc tổng hợp công bố công khai cho tình hình tài sản, giá vốn, lợi nhuận cho các đối tác bên ngoài. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và nhu cầu thông tin ở mỗi doanh nghiệp mà giai đoạn tập hợp chi phi sẽ được tiến hành theo những phương pháp khác nhau, ứng dụng những kĩ thuật phân tích khác nhau.

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và môi trường kinh tế, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường. Để thành công trong môi trường này, họ phải thích ứng nhanh và tạo ra những sản phẩm với chi phi thấp và có chất lượng cao. Đồng thời với sự phát triển đó, kế toán chi phi- giá thành cũng tiến triển không ngừng từ phương pháp truyền thống đến các phương pháp hiện đại như: phương pháp chi phí mục tiêu, phương pháp tính chi phí- giá thành theo hoạt động…

Trong các phương pháp đó, phương pháp hạch toán chi phí và giá thành theo hoat động (Activity Based Cost) là phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa chi phí – hoạt động – sản phẩm. Đây là phương pháp cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý, chức năng của kế toán quản trị được thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả trong điều kiện thị trường luôn biến động, nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp.

Chính vì vậy, bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi có đề tài: “Hạch toán chi phí và tính giá thành theo hoạt động – thực trạng và giải pháp vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam” để góp phần giúp các nhà quản trị tiếp cận với các phương pháp tính chi phi mới. Từ đó, có thể định hướng vận dụng cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần:

Chương I. Cơ sở lí luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hoạt động.

Chương II. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp hạch toán chi phi theo hoạt động của một số nước trên thế giới

Chương III. Phương hướng và giải pháp vận dụng mô hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo ABC trong các doanh nghiệp Việt Nam

Download và Xem Tài Liệu đầy đủ :

hach_toan_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_theo_hoat_dong

Tìm hiểu và phân tích ba kỹ thuật mới trong việc đánh giá dự phòng nợ phải thu khó đòi

Khi tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc dịch vụ thì không một doanh nghiệp nào tránh khỏi những khoản nợ phát sinh của các khách hàng, và điều này đã trở thành một yếu tố tất nhiên trong các hoạt động kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp. Với tình hình thực tế như hiện nay, việc thanh toán công nợ của các khách hàng được xem là khó có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. Với nội dung bài viết này tác giả nhằm tổng hợp, tóm tắt, giới thiệu và phân tích ba kỹ thuật mới trong việc đánh giá về ước tính dự phòng nợ phải thu khó đòi của quốc tế cũng như quá trình tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế

 

Bàn về nội dung kiểm toán công tác đấu thầu trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng

Bài viết “Bàn về nội dung kiểm toán công tác đấu thầu trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng” có nội dung chính bao gồm :

Kiểm tra kế hoạch đấu thầu.

Kiểm tra hồ sơ mời thầu.

Kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

Kiểm tra công tác xét thầu.

Kiểm tra việc thương thảo ký kết hợp đồng.